Nghệ vàng – hiểu rõ hơn về một loại cây quý

Nghệ vàng là cách nói để phân biệt nghệ vàng và nghệ đen. Hai loại cây này khác nhau về công dụng. Ngoài công dụng làm gia vị, “mỹ phẩm” chăm sóc da thì nghệ vàng còn được sử dụng làm dược liệu. Nhờ có mùi thơm nồng, tính ấm nên nghệ thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc cổ truyền.

1. Về tên gọi nghệ vàng

Nghệ vàng (thường gọi tắt là nghệ) hay nghệ nhà. Nó có tên khác là nghệ trồng, khương hoàng, uất kim hương.

Danh pháp của nghệ gồm hai phần: Curcuma –  longa. Nó là cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng (zingiberaceae). Nghệ có củ (thân rễ) dưới mặt đất.

Nghệ vàng
Nghệ vàng

2. Nguồn gốc nghệ vàng

Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.

Ấn Độ là nước sản xuất nghệ chính. Nghệ được trồng nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau theo vùng tùy vào ngôn ngữ và quốc gia.

3. Bảo quản

Khi không được sử dụng ngay, củ được luộc trong khoảng từ 30 đến 45 phút và sau đó đem sấy khô trong lò nóng. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sậm. Bột nghệ thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil, các loại cà ri. Nó còn dùng để nhuộm màu, tạo màu cho các loại mù tạc.

4. Hoạt chất curcumin

Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc. Curcumin  ‘mang hương vị của đất’ một cách khác biệt. Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng. Nó có tác dụng với một số các chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác.

Chi tiết của Curcuma longa về thực vật học.

Chi tiết của Curcuma longa về thực vật học
Chi tiết của Curcuma longa về thực vật học

Nghệ có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng có bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 – 115 cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và hiếm khi lên đến 230 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.

5. Thời điểm ra hoa

Ở Trung Quốc, thời gian mà nghệ ra hoa thường là vào tháng tám. Ở phần cuối trên thân giả có một cụm hoa với thân dài từ 12 – 20 cm với nhiều bông hoa. Các lá bắc màu xanh nhạt, hình trứng với chiều dài từ 3 – 5 cm hay hình thuôn với chóp lá dạng tù.

Ở phía chóp của cụm hoa mà lá bắc hiện diện ở đó thì không có hoa. Những lá này có màu trắng hay xanh và đôi khi nhuốm màu đỏ – tím và phần chóp có dạng thon.

Những bông hoa lưỡng tính, mọc đối xứng hai bên và lớn gấp ba lần. Ba đài hoa dài từ 0.8 – 1.2 cm kết hợp với nhau và màu trắng, cùng với lông mịn và ba mấu đài không cân xứng. Ba cánh hoa màu vàng nhạt kết hợp thành một ống tràng hoa dài đến khoảng 3 cm. Ba thùy của tràng hoa có chiều dài từ 1 – 1.5 cm, hình tam giác với đầu trên có gai mềm. Trong khi thùy của tràng hoa ở giữa là lớn hơn so với hai bên. Thì chỉ có nhị hoa ở vòng tròn bên trong là sinh sản được. Túi phấn hoa được gắn tại đáy của nó. Tất cả các nhị hoa khác đều chuyển thành nhị lép (staminode). Các nhị lép bên ngoài thì ngắn hơn so với môi của hoa. Môi hoa có màu vàng, với một dải màu vàng ở giữa và nó là dạng trứng ngược, với chiều dài từ 1.2 – 2 cm. Ba lá noãn nằm dưới một bầu nhụy gồm ba thùy dính và không đổi, với lông thưa thớt.

Cây nghệ vàng
Cây nghệ vàng lúc ra hoa

6. Thành phần hóa sinh

Các thành phần hóa học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa.

Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với ký hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.

Xem thêm tại Honimore

Củ nghệ vàng
Củ nghệ vàng được hình thành từ rễ cây và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe

7. Tác dụng dược lý của nghệ vàng

Tác dụng của nghệ vàng được nhắc đến đó là:

  • Robbers (1936) đã tiến hành thử nghiệm trên cơ thể động vật khi sử dụng tinh chất nghệ tươi được lấy từ ete etylic. Kết quả cho thấy, chúng có khả năng bài tiết mật, đồng thời làm tăng tính kích thích túi mật.
  • Guy Laroche (1933), H.Leclerc (1935) đã chứng minh được curcumin trong nghệ có tính chất thông mật và kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (choleretique) nhờ hợp chất paratolyl metycacbinol. Ngoài ra, curcumin còn có khả năng phá vỡ lượng cholesterol trong máu thỏ.
  • Tinh dầu nghệ dù có pha loãng cũng có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, Staphylcoc và các vi trùng khác.
  • Một thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột nhắt và chuột bạch cho thấy, tinh chất nghệ có tác dụng hưng phấn. Tương tự, thực hiện trên tử cung thỏ theo phương pháp Reynolds có tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ, kết quả cho thấy tử cung có khả năng co bóp đều đặn trong vòng 5 – 7 giờ. Khi tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ vào cơ thể chó đã được gây mê thì thấy quá trình bài tiết nước mật được đẩy mạnh. Nếu tiêm khoảng 15-20ml có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp đột ngột và đình chỉ hô hấp.
  • Trương Ngôn Chí (1955) báo cáo kết quả thí nghiệm trên Trung Hoa y dược tạp chí như sau: Ông đã dùng nghệ dung dịch 50% và 2% sau đó cho cho vào để chiết xuất và bào chế thành dung dịch 50%.
  • Nhà nghiên cứu Võ Văn Lan đã phát hiện, tinh nghệ vàng có khả năng thấm qua màng tế bào, vỏ sáp khuẩn lao và hủi khi tiêm trực tiếp. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho các chất màu xâm nhập vào bên trong tế bào này.(Bộ môn Sinh lý, Dược lý-Đại học y khoa Tp.HCM-Các hội nghị y dược học quốc tế và quốc gia quý I-1977-Thư viện y học trung ương  3)
  • Vũ Điền Tân dược tập, bản thứ 4 lý giải thêm, nghệ có tác dụng đối với cơ năng giải độc gan đã được thử nghiệm trên cơ thể thỏ. Bằng cách cho thỏ sử dụng thuốc có nghệ và theo dõi khả năng giải độc gan. Nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ cho kết quả rõ hơn so với khi sử dụng 1 lần.
  • Với những bệnh nhân galactoza niệu, khi sử dụng nghệ vàng trong 10 ngày thì lượng galactoza có thể giảm xuống khi được kiểm nghiệm bằng phương pháp Baney.
  • Nghệ vàng có thể kích thích sản sinh lượng mật trong tá tràng tăng nhưng vẫn duy trì lượng bilirubin. Tuy nhiên, khi lượng nước mật tăng mạnh thì độ sánh của mật cũng tăng lên.
  • Năm 1977, phòng vi trùng Viện chống lao và Viện đông y Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37RV của tinh dầu nghệ với nồng độ 1 γ/ml.
  • Phát hiện độc tính DL50 của tinh dầu nghệ đối với cơ thể chuột nhắt.
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận